CÁCH THẮP HƯƠNG BAN THỜ ĐÚNG CÁCH

Ngày đăng: 18/01/2023

Chia sẻ

Ngày nay, ai cũng thắp hương tại ban thờ trong các nghi thức cúng kiến, và đến chùa, đình, miếu để lễ tuy nhiên số người thực hành đúng lại ít và có rất nhiều điều cơ bản mà hầu như ai cũng hiểu chưa đúng. Những gì trình bày dưới đây là theo kiến thức Đạo Giáo về Khoa Nghi mà tôi được các sư phụ trong dòng phái truyền dạy lại, hi vọng có thể giúp ích 1 ít cho nhiều người. Những điều chúng tôi trình bày dựa trên những gì chúng tôi được chỉ bảo, có thể nó sẽ khác với điều mà mọi người biết; nên không dám nói đúng sai thế nào, chỉ trình bày qua để tham khảo.  

𝟏. 𝐂𝐚̂̀𝐦 𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐚𝐲 𝐭𝐫𝐚́𝐢 

Tay trái tượng trưng cho Dương Thanh Long, tay phải tượng trưng cho Âm Bạch Hổ. Khi chúng ta thắp hương, đa phần là gửi gắm mong muốn ước nguyện cho thần linh, tức là xuất phát từ trong Đạo, từ trong Tâm mà gọi chung là Đạo Tâm. Do đó, cách cầm hương đúng là cầm bằng tay trái, vì lẽ tay trái gần với tim hơn, kết nối với phần thần linh Dương Khí. Cách cầm hương này được gọi là Văn. Còn 1 cách cầm hương bằng tay phải, gọi là Võ, chỉ dùng cho các thầy khi muốn ra mệnh lệnh, điều binh khiển tướng. 
Như vậy, khi đi đến nơi đền, chùa, miếu, không nên cầm bằng hai tay mà chỉ nên cầm bằng tay trái. Tay phải chỉ nên đỡ cho tay trái nếu phải cầm nhiều hương chứ không nên trực tiếp chạm cây nhang. 

𝟐. 𝐒𝐨̂́ 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐠

1 nén hương – số lẻ gọi là tượng trưng cho Nhân cho sự liên kết, giao tiếp một chiều bày tỏ ước vọng với thần linh. Người thường nên cắm 1 nén hương vào 1 bát hương khi cầu nguyện, nhắn gửi thông điệp về dâng đồ cúng, lễ vật, thông báo và mời sự hưởng cúng phẩm…Do đó mỗi ngày thắp hương thì chúng ta chỉ nên thắp 1 nén để bày tỏ lòng thành, kính trọng. Với ông bà gia tiên đã mất cũng tương tự, chỉ nên dùng 1 nén hương. 

2 nén hương – số chẵn tượng trưng cho Thiên Địa, số chẵn tượng trưng cho âm, số lẻ tượng trưng cho dương, nên chỉ dành cho các thầy khi muốn hấp thu năng lượng, vay mượn âm lực (chưa hẳn đã là điều xấu). Đây là sự giao tiếp hai chiều, và việc tiếp thu năng lượng không dành cho người bình thường; do đó người thường không nên cắm 2 nén hương. 
3 nén hương tượng trưng cho Thiên Địa Nhân hợp nhất, chỉ dùng khi chúng ta muốn gửi 1 thông điệp, dâng lên phẩm vật và nhận lại sự đồng ý giúp đỡ. Vào dịp lễ Tết, nếu có ước vọng nào muốn nhờ các bậc thần linh giúp đỡ thành hiện thực, có thể dùng 3 nén hương.

Số lượng hương nhang là bắt buộc phải tuân theo, không thể muốn đốt bao nhiêu thì đốt. Trong một số nghi lễ, có thể dùng 5, 7, 9…nén hương.  

𝟑. Đ𝐨̂́𝐭 𝐇𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐁𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐆𝐢̀?

Bạn cần phải đốt hương bằng nến, đèn cầy trên bàn thờ, chứ không nên đốt từ hột quẹt gas thì sẽ hiệu quả hơn.

𝟒. 𝐇𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐂𝐡𝐚́𝐲 𝐓𝐡𝐢̀ 𝐓𝐡𝐨̂̉𝐢?

Khi đốt hương cháy thành ngọn lửa thì có thể vẫy 1 cái thật mạnh để tắt ngọn, nếu không thì có thể dùng tay quạt, nhưng tuyệt đối không dùng miệng để thổi tắt, vì như vậy không khác gì phun nhổ nước bọt làm ô uế hương nhang.

𝟓. Đ𝐚̣̆𝐭 𝐇𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐊𝐡𝐚̂́𝐧 𝐑𝐚 𝐒𝐚𝐨?

Trước khi thắp hương, hai tay chắp trước ban thờ để bày tỏ lòng thành kính. Tùy theo Đạo Gia hay Phật Gia mà hai tay chắp theo tương ứng. Sau đó đốt hương và cầm hương bằng tay trái.

Thông thường sẽ nên đưa hương lên ngang trán để bày tỏ Ý (ý nguyện, ước muốn) rồi hạ xuống tim để bày tỏ TÂM ĐẠO (chứng tỏ sự tu đạo, thức tỉnh, trong sạch của bản thân, lòng không tạp niệm) và đồng thời đọc Tâm Chú (theo Đạo Gia), khấn nguyện bằng lời ước muốn (ví dụ: đệ tử/con mong gia đạo bình an…) (có thể đọc to hoặc nhẩm) rồi cắm thẳng vào bát hương.

Những điều kể trên chỉ là 1 phần rất nhỏ trong nghi thức mà thiết nghĩ chúng ta cần biết để gia tăng hiệu lực khi cầu cúng. Share để mọi người có thể thực hành nghi thức cúng kiến ngày một tốt hơn nhé. 

Một vài chia sẻ,

Nguyễn Thành Phương

____________o0o_____________ 
𝐇𝐨̣𝐜 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐏𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐓𝐡𝐮𝐲̉ 𝐓𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 
A4, đường D7, p. Phước Long B, Quận 9, Tp. Thủ Đức
0981 229 461 
lienhe.tmfs@gmail.com 
TOP