Chúng ta phải luôn ý thức về hiệu quả của tranh ảnh xuất hiện xung quanh mình, bởi vì chúng có thể sẽ phản ánh nội tâm của chúng ta.
Những hình ảnh gớm ghiếc và các vật dụng sắc nhọn có thể nói lên tình trạng rối loạn trong nội tâm, trong khi các tranh ảnh về chuông, cầu vồng và cảnh vật bốn mùa sẽ thể hiện một tâm hồn an bình.
Nếu sống một mình, phòng khách sẽ là nơi chúng ta cho thấy niềm mong ước muốn có một nơi nương náu bình lặng hoặc cho biết rằng chúng ta đang cần một người bạn. Chúng ta có thể lợi dụng khoảng không gian này để tạo ra một bầu không khí tích cực.
Hình ảnh và tranh ảnh nghệ thuật trưng bày trong không gian chung của gia đình nên tươi tắn và thể hiện các chủ đề đầm ấm và vui vẻ.
Tốt nhất là treo ảnh chụp của gia đình trong phòng này. Nếu trong số con của bạn có một đứa nổi bật về nghệ thuật hơn các đứa khác thì vì sự hòa thuận của gia đình, bạn không nên ưu tiên treo các tác phẩm của đứa đó khắp phòng: bạn có thể vô tình giết chết niềm hứng thú của các đứa kia.
Súng ống, gươm giáo và các loại vũ khí khác cũng không nên trưng ra ở phòng khách.
Điều quan trọng là nội dung của căn nhà, nhất là ở các khu vực chung, nên được cân bằng và phản ánh đời sống của tất cả mọi người trong nhà. Nếu cuộc sống làm việc của chúng ta có tính sôi động, phòng khách sẽ là nơi phản ánh lòng ham muốn sự an bình.
Tuy nhiên, những người sống một mình nên dùng phòng khách để biểu hiện nhu cầu kết bạn và nên cất đi những hình ảnh thể hiện sự đơn chiếc như các bức tranh tả cảnh hiu quạnh, bơ vơ; đồ trang sức nên để thành từng đôi, từng cặp, và nên dùng phòng khách để tạo ra năng lượng tích cực.
Nếu căn nhà còn có bạn bè, vợ chồng hoặc người thân khác trong gia đình cùng sống chung, chúng ta cần tạo một không gian riêng, nơi chúng ta cảm thấy thoải mái và mạnh dạn bày tỏ cái tôi. Mối quan hệ với những người có bổn mạng hoặc quái số xung đột với chúng ta là điều bình thường và chúng ta sẽ làm quen với nguyên lý “những gì trái dấu thì hút nhau”.
Theo Sách Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương Đông