Kiêng kỵ đặt đối diện cửa lớn,cửa phòng bếp và phòng ngủ: gây tổn hại sinh khí và ảnh hưởng không tốt tới gia chủ. Cửa nhà vệ sinh giống như cái hố lớn, giải phóng âm khí, xung khắc với sinh khí lợi vào từ cửa chính, ảnh hưởng xấu đến thành viên trong nhà.
Không để cửa nhà tắm đối diện với bếp: Bởi bếp là nơi đun nấu chế biến thức ăn, nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn. Cửa nhà bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và trong an toàn thực phẩm. Theo phong thủy nhà vệ sinh và bếp, bếp tượng trưng cho hành Hỏa, nhà vệ sinh là hành Thủy, tạo nên thế Thủy Hỏa tương khắc sẽ rất bất lợi cho gia vận.
Không để cửa nhà tắm đối diện với bếp: tạo nên thế Thủy Hỏa tương khắc, rất bất lợi cho gia vận.
Cửa phòng tắm không đặt đối diện với cầu thang đi lên: gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và vận thế của các thành viên trong gia đình. Khí xấu đi xuống cầu thang sẽ xộc thẳng vào nhà tắm, gây tích thụ khí hôi độc hại. Khắc phục tình trạng này bằng cách treo thêm 1 bức rèm dài phía trên cửa nhà tắm và trên bậc thang.
Cửa toilet kỵ đối diện cầu thang đi xuống: Cách thiết kế này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và vận thế của mọi người trong nhà, do khí hôi của nhà tắm sẽ trút xuống, chảy khắp nơi trong dương trạch.
Cửa nhà vệ sinh kỵ đối diện với cửa phòng: tránh thiết kế cửa nhà vệ sinh đối diện cửa của bất kì căn phòng nào bởi nó không mang lại may mắn cho mọi người. Nên đặt bình phong để ngăn cách.
Cửa nhà tắm kiêng làm bằng cửa kính: nhà vệ sinh là nơi kín đáo nên các bạn tránh sử dụng cửa kính bởi như vậy sẽ phá hủy đi đặc tính của nhà vệ sinh.
Kích thước cửa nhà vệ sinh kỵ quá cao, quá rộng: Tốt nhất nên thiết kế cửa nhà vệ sinh sao khoảng 1.875m hoặc 1.99 – 2.09m, chiều rộng khoảng 0.59m hoặc 0.71 – 0.79m là đủ, không được quá cao hay quá rộng, chỉ cần vừa tới chữ “kiếp” và “hại” trên thước lỗ ban.
Kỵ mở cửa toilet trong thời gian dài: Để cửa nhà vệ sinh mở trong thời gian dài sẽ làm khí hôi tràn qua các căn phòng khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe lẫn vận khí của các thành viên trong gia đình.