Sai lầm về vị trí đặt tượng Thần Tài trong nhà khiến tài lộc cứ thế “đội nón ra đi”

Ngày đăng: 11/06/2022

Chia sẻ

Vị trí đặt tượng Thần Tài trong nhà vô cùng quan trọng bởi nó quyết định có thu hút tài lộc vào nhà bạn hay không. Đừng vì thiếu hiểu biết mà khiến tài vận "đội nón ra đi".

Từ xưa tới nay, hầu hết các gia đình đều có tập tục thờ cúng Thần Tài để che chở cho tài vận và cầu phúc, cầu an cho cả gia đình.

Muốn việc thờ cúng này được linh nghiệm, vị trí đặt tượng Thần Tài phải được đặt đúng chỗ và không phạm phải đại kỵ phong thủy.

1. Phân biệt các vị Thần Tài

Thần Tài là tên gọi chỉ chung cho nhiều vị thần, được chia thành Văn Thần Tài và Võ Thần Tài. Hoặc một số quan niệm dân gian cũng có thể chia thành Thần Tài từ tín ngưỡng dân gian và Thần Tài do Đạo giáo tứ phong.

Trong đó, Văn Thần Tài lại được chia thành: Tài Bạch Tinh Quân và Phúc Lộc Thọ Tam đa.

Võ Thần Tài cũng được chia thành hai loại: người mặt đen là Triệu Công Minh, người còn lại là Quan Công trong Tam quốc diễn nghĩa.

Văn Thần Tài


Tam đa Phúc - Lộc - Thọ

Tài Bạch Tinh Quân là một vị Thần Tài có bộ râu dài, trên tay phải có viết 4 chữ lớn "chiêu tài tiến bảo", tay trái ôm một đồng tiền vàng.

Theo quan niệm dân gian, Tài Bạch Tinh Quân trông coi tiền bạc, cho nên được người đời vô cùng tôn kính và thờ phụng trong nhà.

Tam đa Phúc Lộc Thọ là các vị thần tiên trong Đạo giáo. Ba vị thần này được thờ phụng cùng nhau và còn cách gọi là "tam tinh".

- Phúc Tinh là vị thần trên tay ôm một đứa trẻ, ngụ ý trẻ em là phúc khí của gia đình.

- Lộc Tinh là vị thần trên tay ôm ngọc như ý, tượng trưng cho thăng quan tiến chức, tăng tài thêm lộc.

- Thọ Tinh là vị thần trên tay bưng một quả đào thọ, vẻ mặt hiền hòa và nụ cười tươi hiền hòa nên tượng trưng cho trường thọ an khang. 

Thờ cúng ba vị Thần Tài này ở Tài vị trong nhà sẽ phù hộ cả gia đình được mạnh khỏe và phúc thọ dài lâu.

Võ Thần Tài


Võ Thần Tài Quan Công

Dân gian có một cách giải thích rằng, Thần Tài Triệu Công Minh không chỉ có thể hàng yêu trừ ma, mà còn có thể chiêu tài nạp lợi nên rất nhiều người thích rước ông về thờ phụng ở vị trí Thần Tài trong cửa hàng buôn bán.

Trong khi đó, Quan Công lại là vị thần tượng trưng cho trung nghĩa trong Tam quốc diễn nghĩa. Ông được người đời sau tôn xưng là "Võ thánh", nổi danh ngang với "Văn thánh" Khổng Tử thời cổ đại.

Tương truyền, Quan Công có thể giúp chiêu tài tránh tà, nên rất nhiều người làm kinh doanh hoặc người làm công việc về võ lực đều sẽ bày tượng Võ Thần Tài này để cung phụng.

2. Vị trí đặt tượng Thần Tài chuẩn theo phong thủy

Dù là Văn Thần Tài hay Võ Thần Tài đều có vị trí đặt tượng Thần Tài khác nhau. Bởi vậy khi muốn thờ cúng Thần Tài, mọi người trước hết cần phân biệt rõ Văn - Võ để cúng Thần Tài đúng cách cho cả năm vinh hoa phú quý.

Đặc biệt, Văn Thần Tài được bày hướng mặt vào trong nhà. Tuyệt đối không được bày hướng ra ngoài, nếu không tiền tài sẽ rót ra ngoài nhà.

Ngược lại, Võ Thần Tại lại bày hướng mặt ra ngoài nhà, hoặc là mặt hướng ra cửa chính. Cách đặt vị trí tượng Thần Tài này không chỉ giúp chiêu tài vào nhà mà còn như một cách trấn thủ cửa nhà, xua đuổi tà ma.

Vị trí đặt tượng Thần Tài mang tiền vào như nước trong nhà không thể chọn tùy tiện bởi nếu đặt không đúng vị trí, chẳng những không thể thu hút tài lộc mà ngược lại còn gây phá tài.


Đặt tượng Thần Tài đúng vị trí sẽ giúp tài lộc hưng thịnh

3. Một số lưu ý để không phạm đại kỵ khi đặt tượng Thần Tài

- Vị trí đặt tượng Thần Tài trong nhà phải là nơi sáng sủa, không được mờ tối. Nếu bị tối, có thể dùng thêm bóng đèn để tăng ánh sáng.

- Cấm kỵ trên đầu Thần Tài có xà ngang hoặc vật nặng áp đỉnh.

- Sau lưng Thần Tài phải có tường, nếu không có điểm dựa sẽ không thể tụ tài.

- Ban thờ Thần Tài không được nhìn thẳng vào nhà vệ sinh.

- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên lau dọn gọn gàng ban thờ Thần Tài.

Lam Lam
Theo Lịch ngày tốt

TOP