Việt Nam bị đưa vào hạn ngạch xuất khẩu thép cuộn cán nóng HDG của EU

Ngày đăng: 06/06/2022

Chia sẻ
Kể từ đầu tháng 7, tất cả lô hàng thép cuộn cán nóng HDG của Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ bị áp hạn ngạch. Tuy nhiên, Việt Nam có thể được kỳ vọng sẽ sử dụng khoảng 45% hạn ngạch của các quốc gia khác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, EU vừa có thông báo tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về quyết định gia hạn các biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép đến năm 2024. Đáng chú ý, Việt Nam được bổ sung vào hạn ngạch "các nước khác" đối với thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG).

Cụ thể, Việt Nam hiện đã được đưa vào danh sách các nước đang phát triển áp dụng biện pháp tự vệ đối với cả hai loại thép cuộn cán nóng HDG mã 4A và 4B.

Việt Nam bị đưa vào hạn ngạch xuất khẩu thép cuộn cán nóng HDG của EU
 
Được biết, các lô hàng HDG của Việt Nam xuất sang EU đã tăng đáng kể kể từ năm 2017, đạt 979.205 tấn trong năm 2021. Hiện nay, EU đang áp mức hạn ngạch nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn mỗi năm đối với nhóm “các nước khác”, trong đó có Việt Nam ở giai đoạn từ tháng 7.2021 đến tháng 6.2024.

Từ ngày 1/7/2021 đến 30/6/2022, tổng hạn ngạch của các quốc gia khác với mặt hàng trên chỉ là hơn 2,1 triệu tấn, có nghĩa là Việt Nam có thể được kỳ vọng sẽ sử dụng khoảng 45% hạn ngạch của các quốc gia khác.

Theo đó, thông báo trên được công bố dựa trên kết quả của đợt xem xét lại các biện pháp tự vệ năm 2021 của Ủy ban châu Âu, sẽ được áp dụng từ ngày 1/7/2022.
Trước đó, EU đã thông qua quy định tạm thời đình chỉ các biện pháp tự vệ áp dụng đối với Ukraine, hiện vẫn chưa có hiệu lực. Được biết, Ukraine là thị trường xuất khẩu quan các sản phẩm thép tấm và góc, thép hình hàng đầu của EU, chiếm 33% trong tổng khối lượng hạn ngạch.

Với việc hầu như không nhập khẩu loại này kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bắt đầu, ủy ban dự định sẽ toàn cầu hóa hạn ngạch cho các loại này để giảm bớt nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.
Ngoài ra, tốc độ tự do hóa hàng năm của biện pháp tự vệ sẽ tăng lên 4% kể từ ngày 1/7/2022 đến ngày 30/6/2024, để dần dần cho phép nhập khẩu cạnh tranh hơn vào thị trường trong khi ngành sản xuất trong nước điều chỉnh.
Hữu Việt
Theo cafeland
TOP