Các điều kiêng kỵ trong làm nhà

Ngày đăng: 29/10/2021

Chia sẻ
Đối với người Việt Nam, nhà ở là một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật. Bởi đó là nơi thờ cúng tổ tiên, là nơi cho ra đời những thế hệ kế tiếp để duy trì nòi giống, là nơi chúng kiến mọi vui buồn của cả một đời người... Vì vậy mà người ta xem làm nhà là một trong những việc trọng đại nhất của đời người, liên quan tới sinh mệnh của những người sẽ sống trong ngôi nhà đó. Bởi vậy, khi xây cất nhà cửa, người ta thường tuân thủ theo các phong tục cổ truyền một cách đầy đủ nhất để cầu mong khi ở trong ngôi nhà đó sẽ gặp nhiều may mắn, mọi sự tốt lành. Trong phong tục này có một số điều kiêng kỵ như sau:


Kiêng kỵ trong việc chọn tuổi và giờ làm nhà

Trước khi xây cất một ngôi nhà, việc đầu tiên chủ nhà cần làm là xem tuổi của mình có thích hợp cho việc xây nhà vào năm đó hay không. Nếu ngôi nhà đó của một cặp vợ chồng thì khi xem tuổi làm nhà thì phải lấy tuổi của người chồng. Tiếp đó là phải xem giờ tốt để động thổ, hạ móng và cất nóc. Ngay cả khi ngôi nhà đã được hoàn thành thì người ta cũng chọn giờ tốt để làm lễ nhập trạch. Việc chọn tuổi và ngày giờ phải kiêng những điều sau:

- Kiêng làm nhà vào tuổi kim lâu: Theo cách tính toán của ông bà ta xưa thì người có hàng đơn vị của tuổi mụ (tức tuổi thực tế cộng với 1 năm thai nghén) là 0,2,6 thì đó là tuổi kim lâu. Vào những năm mà chủ nhà mang tuổi kim lâu thì phải tuyệt đối kiêng kỵ việc làm nhà, vì trong dân gian có câu "Làm nhà kim lâu chẳng chết trâu cũng chết người". Chính vì người ta tin vào quan niệm này nên mới có tục kiêng kỵ nói trên.

Trong trường hợp cấp bách phải làm nhà mà không được tuổi thì chủ nhà có thể mượn tuổi để làm nhà bằng cách nhờ một người trong nội tộc có tuổi đẹp khấn làm lễ động thổ, khai móng, cất nóc; đến khi làm lễ nhập trạch thì người này sẽ khấn bàn giao nhà cho chủ thực sự của nó. Tham khảo bài viết hướng dẫn thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi hoặc nhận tư vấn ngày tốt chuyển nhà từ chuyên gia phong thủy An Phát.

- Kiên làm lễ động thổ, khai móng, cất nóc, nhập trạch vào ngày, giờ xấu. Theo quan niệm của ông bà ta xưa thì chỉ có những ngày sau là tốt cho việc làm nhà: ngày Giáp Tí, Quý Dậu, Mậu Thìn, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ , Giáp Thân, Bính Tuất, Giáp Ngọ, Bính Thân, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Giáp Thìn, Quý Sửu. Còn việc xem giờ thì phải căn cứ vào từng ngày nhất định, mỗi ngày chỉ có một vài giờ tốt.

Kiêng kỵ trong việc chọn đất làm nhà

Trong việc chọn đất và chọn hướng làm nhà, ông bà ta kiêng kỵ những điều sau:

- Kỵ làm nhà trên mảnh đất khuyết hậu, tức là phần sau nhà có ao hồ, ruộng trũng vì theo quan niệm dân gian, nếu làm nhà trên mảnh đất có hình thế này thì chủ nhà sẽ khó khăn về đường con cái, làm ăn luôn gặp vận xui quẩy, vận suy.

- Kỵ làm nhà trên mảnh đất tóp hậu, tức là mảnh đất hẹp dần về phía sau. Nếu làm nhà trên mảnh đất này thì chủ nhà làm ăn ngày càng lụi bại.

- Kỵ làm nhà trên miếng đất có hình chữ Kim, hình tam giác, hình tròn. Nếu làm nhà trên những mảnh đất này thì chủ nhà sẽ luôn gặp điều không may, vậy suy, sức khỏe không tốt.

- Kỵ làm nhà trên mảnh đất có địa thế nước sông hoặc đường đi từ hai bên nhà ở giao nhau ở phía trước cửa rồi sau đó lại tỏa đi. Làm nhà trên mảnh đất này thì tài sản của chủ nhà chắc chắn tiêu tán, lụi bại.

- Kỵ làm nhà trên miếng đất có dòng chảy hoặc đường đi đâm thẳng vào cửa nhà sau đó chảy sang hai bên. Làm nhà trên mảnh đất này chủ nhà thường mắc các bệnh về mắt hoặc xảy ra sự cổ bất hòa.

- Kỵ làm nhà trên mảnh đất có địa thế bị con sông hoặc con đường hình cánh cung mà lưng của cánh cung đối diện với cửa nhà. Theo luật phong thủy thì đây là miếng đất có địa thế cánh cung ngược. Làm nhà trên mảnh đất này chủ nhà sẽ bị hao tài tốn của, gia đình luôn có sự bất hòa.

- Kỵ làm nhà trên miếng đất có hình cánh cung ngược nằm ở bên trái hoặc bên phải của ngôi nhà vì đây là thế đất hung.

- Kỵ làm nhà trên miếng đất mà phía sau nhà có con sông hoặc đường đi cong như hình đinh (J) ngược, đây là hướng đất hung, chủ nhà hay gặp điều xấu.

- Kỵ làm nhà trên miếng đất mà ở phía sau có con sông hay con đường chạy thẳng vào sau nhà đến gần lại lượn sóng chạy về hướng khác. Đây là miếng đất địa thế nước sói, chủ nhà sẽ bị sự cố bất ngờ làm hại nếu dòng sông ( con đường) càng hẹp thì sát khí càng mạnh.

- Kỵ làm nhà trên mảnh đất màn bên cạnh có đình chùa, miếu mạo, đất có hài cốt bên dưới. Nếu làm nhà trên miếng đất này thì gia đạo sẽ ngày càng sa sút không thể ngượng dậy được.

Kiêng kỵ trong việc chọn hướng làm nhà

Trong kinh nghiệm chọn hướng làm nhà, dân gian có câu " Vợ hiền hòa, nhà hướng Nam" , có nghĩa là lấy được vợ hiền và làm nhà hướng Nam là sướng nhất. Nhưng trong thực tế thì không phải lúc nào nhà hướng Nam cũng là tốt, màn người ta căn cứ vào địa thế đất, vào tuổi của chủ nhà để chọn hướng thích hợp. Tuy vậy, cho dù ở trường hợp này thì người ta cũng kiêng những điều sau khi chọn hướng làm nhà:

- Kiêng làm nhà hướng chính Bắc, chính Đông, Chính Tây, Chính Nam; mà phải là các hướng tiếp giáp với phương vị như: Đông - Đông Nam, Tây hay Tây Nam...

- Kỵ góc ao, đao đình, đường đi, gót kèo, nóc nhà của người khác đâm thẳng vào gian giữa của ngôi nhà chính: Người Việt Nam luôn dành gian giữa làm nơi đặt ban thờ Tổ Tiên, vì vậy nếu những thứ trên đâm thẳng vào nơi thờ tự là mạo phạm sẽ khiến trong nhà gặp nhiều chuyện chẳng lành, con cháu làm ăn kém may mắn.

- Kỵ lối đi bé nhỏ (vừa đủ 2 người đi) sát nách hoặc ngay đầu hồi nhà.

- Kỵ chuồng nuôi gia súc, nhà vệ sinh, những nơi uế tạp đặt trước cửa nhà. Con cháu trong nhà sẽ làm ăn sa sút và thường bị các bệnh về mắt.

- Kỵ cửa chính của hai nhà đối diện nhau, sẽ sảy ra mâu thuẫn, cãi vã giữa hai nhà.

Khi cất nóc nhà, người ta phải chọn một cây tre to đều, thẳng và nhẵn nhụi để làm đòn nóc. Sau khi chọn được cây tre này, người ta đếm từ đốt ở gốc trở lên đến ngọn theo bốn từ : Sinh, lão, bệnh, tử; mỗi đốt tương ứng với một từ, hết lượt lại trở lại cho đến đốt cuối cùng. Nếu đốt cuối cùng rơi vào chữ tử hay chữ bệnh thì người ta phải tìm cây tre khác để thay thế.

- Kỵ nhà có số gian là số chẵn: Thời xưa và cả đến nay người Việt không bao giờ làm nhà có số gian là 2,4,6 mà bao giờ cũng là số lẻ 1,3,5,7 theo quan niệm thì số lẻ là số sinh biểu tượng của hào dương.

- Kỵ để xảy ra mâu thuẫn, bất hòa giữa chủ nhà và thợ trong suốt quá trình làm nhà: Sở dĩ có tục kiêng kỵ này là vì: Nếu chủ nhà để mất lòng thợ hay quân của ông ta thì có thể ông ta sẽ yểm bùa hoặc xây dựng qua loa hậu quả không thể lường trước được.

 Cũng theo quan niệm dân gian, để tránh điều đáng tiếc xảy ra, dù quan hệ giữa chủ và thợ có tốt đẹp đến mấy thì sau này khi đã trả đầy đủ tiền công và thưởng cho thợ, chủ nhà nên bí mật lấy lại một thứ đồ nghề của ông thợ cả. Nếu lấy được món đồ nghề này thì cho dù có bị yểm bùa thì chủ nhà vẫn được bình an, còn người phải chịu họa là ông thợ chính.

Kỵ khi nhập trạch

- Kỵ nhập trạch vào ngày xấu giờ xấu, cần xem kỹ ngày tốt theo tuổi của gia chủ. 

- Kỵ kê giường của mọi người quay đầu lộn xộn

- Kỵ chuyển đồ đạc vào nhà một cách lộn xộn 

Theo Chuyển nhà An Phát

TOP