5 loại cây phong thủy thường được trồng trước sân nhà

Ngày đăng: 24/10/2021

Chia sẻ

Nếu như thiết kế nhà phố của bạn có không gian rộng rãi, thoáng mát hoặc bạn đang sở hữu một căn biệt thự sân vườn thì việc thêm các loại cây phong thủy để trang trí là việc chắc chắn phải làm.

Tuy nhiên, cây phong thủy trước nhà sẽ khác với sự lựa chọn các loại cây phong thủy trong nhà. Lý do sân nhà là nơi sinh khí được lưu thông nên cần tìm các loại cây phong thủy cần giữ sự thoáng đãng, sạch sẽ như cau, dừa cảnh, tre, trúc,…

Cây phong thủy được đặt trước nhà vừa có tác dụng trang trí sân vườn vừa giúp gia chủ thu hút các vận khí tốt, thu hút tài vận, may mắn cho nếu bạn chọn được loại cây phong thủy phù hợp.

Lợi ích của việc trồng cây phong thủy trước nhà

  • Giúp không gian căn hộ, biệt thự của bạn có thêm không gian xanh, mang lại sự trong lành, thoải mái.
  • Làm đẹp thêm thiết kế căn hộ chung cư của bạn.
  • Một số loại cây phong thủy còn giúp bạn lọc không khí, đuổi côn trùng, mang lại sức khỏe cho các thành viên.
  • Khi bạn lựa chọn được loại cây phong thủy đặt trước nhà phù hợp sẽ mang lại may mắn, tài lộc và bảo vệ bạn khỏi những điều không may và mâu thuẫn không đáng có.

Sau đây là một số loại cây phong thủy thường được trồng trước nhà như cây cau cảnh, cây tre, trúc cảnh, cây dừa cảnh, cây ngũ gia bì, cây họ cam, chanh,…

Cây cau cảnh

Cây cau cảnh có kiểu dáng mảnh mai, cao, không che khuất ánh sáng tự nhiên hay làm cản gió hướng vào nhà.

Tác dụng phong thủy của cây cau cảnh là giúp tăng cường dương khí, giảm âm khí, mang theo may mắn vào nhà và cảm giác an yên cho các thành viên trong gia đình.

Cách chăm sóc cây cau cảnh:

  • Điều kiện tiên quyết khi bạn trồng cây cau cảnh là nên trồng tại nơi có thể đón nhiều ánh sáng mặt trời, thông thoáng, dễ thoát nước.
  • Đây là loại cây ưa nước nên phải tưới thường xuyên, không để đất quá khô nhưng cũng không được để đất quá ẩm ướt hoặc ngập úng.
  • 2 tháng bạn nên tưới bằng nước phân chuồng để cây phát triển và không bị úa lá.
  • Nếu như bạn trồng cây cau cảnh trong chậu thì sau 2 – 3 năm bạn nên thay đất cho cây do môi trường thiếu chất dinh dưỡng.

Cây tre, trúc cảnh

Tre cảnh và trúc cảnh là hai loại cây phong thủy có kiểu dáng thanh mảnh, cao ráo, mềm mại nhưng dẻo dai và bền bỉ. Dù gặp mưa gió hay điều kiện khắc nghiệt như thế nào cũng luôn đứng vững và hiên ngang.

Tre, trúc là biểu tượng của sự trường thọ, đoàn kết, bền vững, sinh trưởng tốt dù cho môi trường sỏi đá khắc nghiệt đến cỡ nào.

Trong phong thủy, trước nhà trồng một khóm tre hoặc trúc cảnh sẽ đem lại may mắn, tốt lành, xua đi những rủi ro, vận xui cho gia chủ.

Cách chăm sóc cây tre, trúc cảnh:

  • Tuy tre và trúc là loại cây phong thủy bền bỉ, dễ dàng sống trong môi trường khác nghiệt nhưng chúng cũng cần một môi trường phù hợp để sinh trưởng tốt.
  • Bạn nên trồng trong các loại đất có khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước và duy trì môi trường pH từ 5 – 5.7.
  • Không nên trồng cây tại nơi thiếu sáng sẽ khiến cây trở nên yếu ớt.
  • Phun bón lá cho cây định kỳ 30 ngày/lần, bón phân vi sinh tổng hợp 30 – 40 ngày/ lần.

Cây dừa cảnh

Về mặt sức khỏe, cây dừa cảnh có khả năng lọc không khí, giữ không gian sống trong lành nên rất được ưa chuộng.

Về mặt phong thủy, dừa cảnh là loại cây phong thủy mang lại may mắn, tốt lành cho gia chủ, giúp công việc thuận lợi, việc học hành được suôn sẻ.

Cách chăm sóc cây dừa cảnh:

  • Cây dừa cảnh là một trong những cây phong thủy rất khó chăm sóc vì vậy bạn cần phải lưu ý những điều sau.
  • Đất trồng cây phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ẩm ướt nhưng khả năng thoát nước tốt như đất thịt, đất cát pha hay đất phù sa,…
  • Thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là với những cây con, mới trồng, không để đất khô làm cây héo úa.
  • Đặc tính của các loại cây dừa cảnh là ưa sáng vì vậy nên trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nếu không lá sẽ bị vàng, phát triển cũng chậm lại.
  • Bón phân ít nhất 2 lần/năm vào đầu và gần cuối mùa mưa.
  • Khi cây khoảng 1 – 2 tuổi, cần xịt thuốc trừ bọ cánh cứng mỗi tháng vào đọt cây để ngăn chặn chúng cắn phá dừa.

Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì là loại cây phong thủy nhỏ tuy nhiên, chúng vẫn được dùng trồng trước sân nhà do mang rất nhiều ý nghĩa.

  • Đối với y học, loại cây này có khả năng hấp thụ nhiều khí độc, xua đuổi muỗi, sâu bọ vì vậy chúng hay được trồng trước cửa nhà.
  • Đối với phong thủy, cây trường thọ mang lại may mắn, sự trường thọ cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Cách chăm sóc cây ngũ gia bì:

  • Cây ngũ gia bì là loại cây nhỏ, cũng được dùng làm cây bonsai nên rất dễ bị các cây cao khác che khuất ánh nắng vì vậy khi trồng chúng bạn nên chọn một vị trí thoáng mát, hứng nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Cây ngũ gia bì không phải là loại cây ưa nước vì vậy tránh để đất trong tình trạng ẩm ướt, ngập úng mà nên chú ý đến lượng nước tưới vừa đủ, tốt nhất là 2 ngày tưới 1 lần cho cây.
  • Hai loại phân thích hợp cho loại cây này là Lân và Kali. Khoảng 25 – 30 ngày bạn nên tưới 1 lần theo tỷ lệ 1:1.5 và ướt đẫm. Nếu cây có hiện tượng vàng, héo úa bạn có thể bổ sung Dinamic giúp cây hồi phục.

Cây phong thủy họ cam, chanh

Theo phong thủy, những cây mang họ cam, chanh có nhiều lá tròn thể hiện sự viên mãn, quả nặng trĩu là hình ảnh tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng. Cây càng nhiều quả thì càng đại cát, đại lợi.

Nếu trồng cam quýt ở hướng Đông Nam thì gia chủ sẽ giàu có, thu hút được nhiều tài vận. Theo quan niệm, cam chanh khi chín đều có màu vàng, cam được phát âm là kim nên tượng trưng cho vàng.

Cách chăm sóc cây họ cam, quýt:

  • Những loại cây phong thủy trồng trước nhà thuộc họ Cam, Quýt phù hợp với địa hình khí hậu tại Việt Nam do nhiệt độ chúng sinh sống và phát triển 13 – 39 độ C, nếu dưới ngưỡng này cây sẽ ngừng phát triển và chết nếu nhiệt độ quá lạnh dưới -5 độ C.
  • Bạn nên trồng các loại cây này trong bóng mát, không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Độ pH của đất thích hợp là từ 5 – 7 và đảm bảo độ thoáng mát, thoát nước tốt và màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng.
  • Khi mới trồng nên tưới ướt đẫm đất, đến khi cây quen môi trường và phát triển tốt thì tưới 5 – 7 ngày/lần. Vào mùa khô nên tưới 3 – 5 ngày/lần, không được để gốc cây quá khô.
Theo 1991 DESIGN STUDIO
TOP